Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây Thuốc Quý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây Thuốc Quý. Hiển thị tất cả bài đăng

Tác dụng của Nấm Linh Chi đối với sức khỏe

Tác dụng của Nấm Linh Chi đối với sức khỏe con người . Serum Nấm Linh Chi rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ những tác dụng tuyệt vời của nó.


Tác dụng của Nấm Linh Chi đối với sức khỏe

Nấm linh chi đỏ là một loại Dược liệu quý hiếm. Theo sách "Thần nông bản thảo”, cách đây 2000 năm, Linh Chi đỏ được xếp vào loại "Thượng dược”, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh xếp trên Nhân sâm. Đầu đời nhà Minh (1595), dựa vào màu sắc, Linh Chi được phân làm 6 loại (Lục Bảo Linh Chi) và chỉ có vua chúa, nhà giàu mới được dùng. Qua nhiều biến động của thiên nhiên, Linh Chi vẫn giữ được vai trò "Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì Linh Chi đỏ mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay nấm linh chi đỏ chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc trị ung bướu, chống lão hóa, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, bị suy nhược…
nấm linh chi đỏ chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc


Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đã đi sâu, nghiên cứu môi trường trồng Linh Chi đỏ với quy mô lớn để chế biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh. Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 –1784) đã từng đánh giá: nấm linh chi đỏ là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan, cường tâm,bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm… Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, tác dụng của Linh Chi không thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể,nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn. Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, Linh Chi đã được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như: Huyết áp, tim mạch,tiểu đường, gút (gout), thiểu năng tuần hoàn não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể,suy nhược thần kinh, bệnh gan, thận, đặc biệt thành phần polysarccharides có tác dụng hạn chế chế sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu) nên Linh Chi còn được xem là loại thuốc bổ hỗ trợ trong việc ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư, ung bướu và hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị…

Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, nấm linh chi đỏ hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu trong việc sử dụng các chất chiết suất từ nấm linh chi lên các bệnh nhân ung thư, AIDS… Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu cổ truyền phương Đông. Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của nấm linh chi đỏ không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu "vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng Linh Chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì Linh Chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào,không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng cơ thể của nấm linh chi đỏ là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, nấm linh chi  đỏ tác dụng theo cơ chế nào?
giá trị bổ dưỡng của nấm linh chi


Cấu trúc độc đáo của nấm linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại (119 chất), trong đó một số khoáng tố như Germaniumhữu cơ, vanadium, crôm… hay các hợp chất polysaccharides và triterpenoids... đã được khẳng định là nhân tố quan trọng là liều thuốc bổ hỗ trợ điều trị ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh,bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?

Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của Linh Chi thì vấn đề đặt ra "nấm linh chi đỏ Việt Nam có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với Linh Chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của Linh Chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: nấm linh chi đỏ không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng Linh Chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thời đại ngày nay.

Serum - Với thành phần độc đáo như vừa tả, nấm linh chi đỏ phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu "thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, Linh Chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng.  khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp vào nhóm thượng dược cải lão hoàn đồng!
Vấn đề cuối cùng, đó là liệu nấm linh chi đỏ Việt Nam có tác dụng không hay phải là nấm linh chi đỏ nước ngoài thì mới nên thuốc? Một câu hỏi hoàn toàn có lý, vì không phải nấm nào cũng có nhiều dược tính tốt và điều trăn trở của người bệnh chính là làm sao tìm được Linh Chi đỏ có chất lượng thật tốt nhất và uy tín nhất.
nấm linh chi đỏ phục hồi cơ thể

Tác dụng caa nấm Linh chi

Tác dụng của nấm linh chi chống ung thư: nấm linh chi có chứa các hoạt chất kháng ung thư như triterpenes, một chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính. Hợp chất đường đa phân tử polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch và cũng là những chiến binh tiêu diệt ung thư.Trong một số nghiên cứu gần đây, linh chi được chứng minh là giúp “đánh bật” ung thư theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy linh chi có thể ngăn ngừa di căn.
Giãn mạch máu: Vì có chứa alkaloid(có chứa nito) và adenosine nên linh chi rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu. Điều này đồng nghĩa với linh chi giúp mạch máu giãn nở, cho phép nhiều máu, oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể, thông qua đó giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết thương. Ngoài ra, linh chi cũng giúp giảm huyết áp.
Kháng khuẩn: Ngoài việc tăng cường chức năng miễn dịch, ganoderma còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virut thường gặp như HSV-1, HSV-2, vi rút cúm, viêm miệng…
 Làm loãng máu: Ganoderma trong linh chi có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy loại nấm này có thể được sử dụng để trị huyết áp cao và chứng kích động.
nấm linh chi trong làm đẹp

Tốt cho gan: Axit ganoderic trong nấm linh chi giúp trị các chứng bệnh liên quan đến gan ở người.
Tăng testosterone: Linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid. Điều này có nghĩa nó có thể giúp đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển các cơ bắp. Đồng thời, loại nấm này cũng giúp ngăn chặn một loại enzyme chuyển đổi hoóc-môn testosterone thành dihydrotestosterone, lưu lại nhiều testosterone hơn trong cơ thể, qua đó tăng chức năng sinh dục.
nấm linh chi (Ganoderma lucidum) cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng kỳ diệu, nó vừa là thuốc an thần vừa là thuốc bổ, vừa có công dụng tăng cường hoạt động miễn dịch, đồng thời giúp trẻ hóa và cân bằng cơ thể.

Nấm Linh Chi là một loại siêu thảo dược, không có bất cứ một loại thuốc bổ nào dù Đông y hay Tây y nào có thể so sánh, do cùng lúc chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như Polysaccharides, Triter-penoids (axit ganoderic), ganopoly, lanostan, và germanium (hàm lượng nhiều gấp 18,4 lần Nhân sâm)

Ngoài ra nấm Linh Chi đỏ còn chứa nhiều dược chất thiết yếu khác như carbohydrate, axit amin, protein, steroid, các chất béo, chất xơ, alkaloid, glucoside, dầu dễ bay hơi, vitamin B2 (riboflavin), acid ascorbic, acid fumaric, aminoglucos, ergosterol, nitol, coumarin, alkaloid, lacton và các enzym khác nhau.. Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi, kẽm, magiê, đồng, coumarin, mannitol..vv

Nhờ sự đa dạng của các hoạt chất quý hiếm, nấm Linh chi có tác dụng chữa trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau.
Nấm Linh Chi đỏ có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp, do axit ganoderic làm giảm lipoprotein và triglyceride (một dạng mỡ máu), giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol.

Nấm Linh chi giúp ngăn chặn bệnh mạch vành và các bệnh về tim mạch, do nó chứa một hàm lượng cao các chất trợ tim như steroid, axit ganoderic, coumarin, mannitol, tritepernoids. Trong đó tritepernoids tác dụng ngăn chặn kết dính tiểu cầu, điều trị và phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Nấm Linh chicũng có công dụng chống thắt ngực, đau ngực, đánh trống ngực, và giảm các bất thường xuất hiện trên điện tâm đồ.

Nấm Linh Chi có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt so với rosiglitazone và metformin (thành phần thuốc trị đái tháo đường truyền thống). Chất proteoglycan giúp khắc phục chứng hạ đường huyết lúc đói kèm cường insulin.

Các polysaccharide gia tăng khả năng sản xuất cytokine mô, đại thực bào và tế bào lympho T, kích thích hoạt động của đại thực bào để sản sinh TNF-alpha, IL-6, và interleukin (tác dụng diệt tế bào ung thư). Ngoài ra, việc sản sinh interferon gamma (IFN) từ tế bào lympho T cũng gia tăng mạnh do tác động của PSG. Polysaccharide cũng ức chế sự gia tăng của tế bào khối u JTC -26, một dòng tế bào ung thư của người. Nấm Linh Chi cũng thường được sử dụng trong giai đoạn hóa trị và xạ trị.
Chất tritepenoids trong nấm Linh Chi đỏ còn có tác dụng khử gốc tự do, chống oxy hóa, giúp cơ thể trẻ lâu, gia tăng tuổi thọ.

Ganopoly làm giảm mức độ của virus siêu vi B (HBV). Đây là loại virus vừa khó điều trị, vừa dễ tái phát sau điều trị.

Hoạt chất Lanostan trong nấm Linh Chi có công dụng kiểm soát và cân bằng hóa chất trong cơ thể, ức chế histamin, thúc đẩy chức năng tuyến thượng thận.


Danh sách tóm tắt các tác dụng của nấm Linh Chi trong điều trị, lược dịch từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ

  • Bảo vệ và tăng cường chức năng của gan. Chữa các bệnh về gan, viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm thận, viêm phế quản
  • Ngăn chặn quá trình lão hóa. Chống oxi hóa tế bào. Khử các gốc tự do. Làm trẻ hóa cơ thể, gia tăng tuổi thọ. Chống các bệnh thường gặp ở tuổi già.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng
  • Điều trị bệnh tiểu đường
  • Chống béo phì, giúp giảm cân hiệu quả
  • Chống ung thư, kháng siêu vi
  • Trợ tim, chống xơ vữa thành động mạch
  • Tăng cường hoạt động của nang thượng thận
  • Giúp an thần chống suy nhược thần kinh kéo dài
  • Trị các chứng chán ăn, mất ngủ
  • Ổn định huyết áp
  • Trị đau nhức, mệt mỏi, viêm khớp

Tiêu chuẩn chọn nấm linh chi đỏ

nấm linh chi đỏ chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới nấm linh chi đỏ có màu vàng nghệ thường không tốt và thường đây là loại nấm linh chi đỏ Trung Quốc, nấm linh chi đỏ màu vàng nghệ không phải là màu tự nhiên của nấm. Nếu dùng nấm linh chi đỏ nấu nước uống, nên chọn nấm linh chi đỏ có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm.  Ở kích cỡ này, nấm linh chi chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharides và triterpenoids còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước.Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của nấm linh chi đỏ để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên.

Video Tác dụng của nấm Linh Chi đối với sức khỏe và làm đẹp :

Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam)

Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam) Lô hội còn có nhiều tên gọi khác như Nha Đam, Long Tu... Thân cây lô hội chứa một lượng nước lớn, bao gồm các chất dinh dưỡng như A, C, E, B1 cùng nhiều khoáng chất như can-xi, natri, kẽm... Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng như một loại thần dược trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm. Lần lượt khám phá công dụng kỳ diệu của cây Lô Hội, chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho việc làm đẹp.
Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam)


Khán giả: Thưa bác sĩ dùng lá lô hội như thế nào cho đúng?
Thầy thuốc đông y Nguyễn Xuân Hướng: Gần đây có nhiều thông tin tuyên truyền lá lô hội có tác dụng làm đẹp da và có nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, tôi chưa thấy các tài liệu khoa học ở Việt Nam công bố. Ở một số địa phương như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị có một cây là giống cây lô hội cũng được gọi là cây lô hội hay bằng tên khác, được người dân sử dụng như cây lô hội. Họ lấy lá của cây cắt rồi trộn với đường ăn, việc này rất nguy hiểm.
Tôi cũng rất mong những nhà khoa học nghiên cứu loại cây này để tìm hiểu thêm về tác dụng thật của nó. Tôi tin rằng trong cây lô hội chưa có một chất nào được công bố có thể làm đẹp da, được khẳng định trong các tài liệu khoa học. Đặc biệt, cần chú ý không nên dùng lô hội quá liều và nhất là không được dùng tươi.
Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam) rất hay

Khán giả: Có thông tin cây lô hội rất tốt cho da của phụ nữ, có thể vắt nước để bôi lên mặt, nhưng có người nói nếu bôi như vậy sẽ bị dị ứng, xin bác sĩ tư vấn cho tôi xem nên làm như thế nào?

Thầy thuốc đông y Nguyễn Xuân Hướng: Tôi khuyên chị không nên dùng vì nước ép lô hội có nhiều tạp chất và thậm chí có cả độc chất. Có khoảng 3.000 vị thuốc Đông y và có 4.000 loại cây để làm thuốc Đông y, nhưng trong đó không nói lô hội chữa được bệnh ngoài da. Chị có thể tìm hiểu nhiều vị thuốc chữa được bệnh ngoài da có sâm đại hành...

Khán giả: Thưa bác sĩ, tôi được biết lá lô hội được dùng để ăn và sử dụng làm mỹ phẩm, ở lá lô hội có chất gì tốt không?

Thầy thuốc đông y Nguyễn Xuân Hướng: Lô là đen, hội là sự tích tụ những chất nhựa của cây, ở cây lô hội có độc chất. Khi sử dụng quá liều sẽ dẫn đến sung huyết và đặc biệt là đường ruột, rất nguy hiểm, do vậy khi dùng lô hội phải hết sức cẩn thận. Trong Tây y dùng lô hội như Đông y nhưng rất ít dùng. Bên cạnh đó, lô hội không ai uống trực tiếp mà dùng làm thuốc viên, thuốc hoàn tán với liều lượng rất nhỏ.
Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chương trình Cuộc sống thường ngày, chuyên mục Sống khỏe, để được giải đáp những thắc mắc về tác dụng của cây lô hội.

Chăm sóc da
Chất nhầy trong gel (phần thịt) của lô hội có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn.
Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.
Trong dân gian, lô hội là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, da sẽ trở nên bỏng rát, khó chịu. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.

Dưỡng ẩm
Trong lô hội có chứa rất nhiều chất làm ẩm, vậy nên chẳng có gì lạ khi bạn sử dụng chúng như một loại gel dưỡng ẩm thiên nhiên cho mặt và cơ thể. Trong thực tế, đây là một trong những công dụng được yêu thích nhất của lô hội bởi chúng hầu như hợp với mọi loại da, lại không có sự tác động của hóa chất vậy nên nó rất được các chị em tin tưởng sử dụng. Sẽ rất hoàn hảo và không tốn kém nếu bạn sử dụng nó theo chức năng của kem dưỡng ẩm. Khi được bôi, làn da sẽ hấp thụ nhanh chóng những dưỡng chất của cây lô hội. Lô hội cũng được sử dụng để trị mụn.
dưỡng ẩm Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam)


Dưỡng tóc
Những công dụng của lô hội không chỉ dừng lại ở da, khi được áp dụng lên tóc, nó cũng mang tới những điều thần kỳ tương tự. Lấy một lá lô hội, cắt nó ra, xoa nhẹ lên da dầu. Tiếp đó, xoa đều dầu xả bạn vẫn thường dùng lên tóc rồi xả lại với nước sạch và bạn sẽ có được một mái tóc mềm, nhẹ nhàng với da đầu khỏe mạnh. Lô hội cũng có thể được sử dụng để làm mềm tóc xoăn, rối trước khi bạn sấy tóc.

Tẩy trang vùng mắt
Nghe thì có vẻ lạ lùng, nhưng đây là một trong những công dụng tuyệt nhất của lô hội. Sau một ngày dài mệt mỏi với lớp trang điểm dày, bạn hãy lấy một miếng bông hoặc cotton, thấm vào phần ruột lá lô hội rồi xoa nhẹ lên mặt hoặc mắt. Tinh chất làm ẩm, làm sạch da có trong lá lô hội tươi sẽ giúp da bạn được sạch, mát và mịn hơn sau khi sử dụng.

Dầu xả
Lợi ích lô hội không chỉ dừng lại ở làn da, nó còn có tác dụng cho mái tóc. Lấy một lá lô hội, gọt bỏ phần lá xanh bên ngoài để lấy phần gel bên trong, sau đó bôi chúng lên tóc và xoa đều da đâu để hấp thu dưỡng chất.

Tăng khả năng mọc tóc
Một trong những tác dụng của lô hội là giúp mái tóc mọc dài nhanh. Tất cả những gì bạn cần làm là dùng chất gel trong lá lô hội tươi, xoa bóp với tóc trong khoảng 30 phút rồi xả sạch. Lô hội giúp làm thoáng nang lông, cân bằng độ pH và tăng độ ẩm cho tóc, từ đó khiến tóc dễ mọc và mọc nhanh hơn. Thậm chí, người Ai Cập cổ đại đã từng sử dụng lô hội để chăm sóc và cung cấp chất dưỡng cho mái tóc được phát triển một cách khỏe mạnh.

Chống mỏi mắt
Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng lô hội để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút.
Dịch trong lá của lô hội có tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm hẳn. Bạn nên sử dụng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.
chống mỏi mắt Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam)


Tác dụng khác
Trong ẩm thực, phần thịt trong suốt của lô hội có giá trị dinh dưỡng cao. Khi nấu chè hoặc canh, lô hội có tác dụng mát gan, nhuận tràng và tăng cường sinh lực.
Ngoài ra, nếu pha một chút dịch của lô hội vào sinh tố hoặc nước chanh sẽ có tác dụng tốt trong việc giải độc, tiêu phong, giảm chứng mất ngủ, viêm khớp, bệnh hen suyễn, đồng thời làm giảm lượng đường trong cơ thể.
Lô hội còn có tác dụng chữa bệnh zona, loại bệnh do vi-rút gây ra.
Loài cây này có rất nhiều công dụng, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, hiệu quả sẽ không như mong muốn. Dưới đây là một số cách giúp bạn sử dụng chúng một cách tốt nhất:
- Chỉ nên sử dụng phần thịt trong suốt bên trong lá lô hội, cắt lát mỏng đắp trên bề mặt da.
- Bạn cũng có thể dùng lòng trắng trứng gà cho vào bát sạch, đánh nổi bọt, thêm 5-10 giọt dịch lô hội vào đánh đều rồi sử dụng. Nếu chưa cây lược vàng dùng ngay, bạn hãy cho vào tủ lạnh để bảo quản.
- Trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, dùng dung dịch lô hội thoa đều lên bề mặt da, khoảng 15-20 phút, rửa sạch bằng nước ấm. Cuối cùng, massage nhẹ nhàng da mặt trong vài phút.
- Bạn cũng có thể dùng gel lô hội thoa lên da đầu và tóc, lấy khăn trùm lại để khoảng 10-15 phút, sau đó gội sạch bằng nước ấm và dầu gội đầu bình thường.
- Khi muốn lấy chất dịch từ cây lô hội, bạn hãy chọn những lá to, rửa sạch, để khô. Sau đó, gọt sạch phần vỏ xanh, đem xát hoặc giã nhuyễn rồi dùng gạc mỏng hoặc phin cà phê lọc bỏ bã.
- Trong dịch lô hội có chất gây kích thích da, gây ngứa. Nếu da bạn quá mẫn cảm, nên sắc cô đặc phần dịch lô hội, sau đó sử dụng dần hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
- Không nên đắp mặt nạ lô hội thường xuyên, tốt nhất chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.
- Người cao tuổi, phụ nữ có thai hãy cẩn thận khi sử dụng lô hội.

Tác dụng kháng khuẩn
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel Nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Gel Nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ Nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụt chốc lỡ, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi Nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).
kháng khuẩn Tác dụng của cây Lô Hội (Nha đam)


Tác dụng xổ, nhuận trường
Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
- Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
- Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
- Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Tại Pháp hiện có khoảng vài chục biệt dược có tác dụng nhuận trường, xổ mà thành phần có chứa Aloès.

Những tác dụng tuyệt vời
- Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá Nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
- Trị bệnh ngoài da: Dịch Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...
- Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Những tác dụng tuyệt vời của Lô Hội

- Trong thực phẩm: Lá Nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá Nha đam để nấu canh. Ngoài ra gel Nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
- Trong mỹ phẩm: Do những đặc tính kỳ diệu trên. Các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ gel Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel Nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ acid của da.
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu...
Không những được làm mỹ phẩm, cây Nha đam cũng đóng góp một phần đáng kể trong lĩnh vực... mỹ thuật. Giữa muôn ngàn hoa khoe sắc thắm. Cây Nha đam tràn đầy sức sống, mọc sừng sững hiên ngang trông chẳng khác nào "Gươm lạc giữa rừng hoa".

Cách dùng cây Nha đam chữa bệnh
- Làm dịu mát: Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.
- Tái tạo da: Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp.
Bôi lô hội lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin nói thêm rằng, lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da.
- Tạm biệt nếp nhăn: Nha đam chính là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.
- Đối với đôi môi nứt nẻ: Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chó đẻ tham khảo theo và báo Người lao động:

Chữa nhọt độc, sưng đau

Dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).

Chữa bị thương, vết đứt chảy máu

Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).

Chữa bị thương ứ máu

Dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp hoặc hòa thêm bột Ðại hoàng 8-12g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu).

Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước

Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.

Chữa lở loét thối thịt không liền miệng

Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).

Chữa trẻ em tưa lưỡi

Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).

Sản hậu ứ huyết

Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).

Chữa viêm gan do vi-rút

Dùng 20g Chó đẻ thân xanh đem sao khô, sắc nước ba lần, mỗi lần ba bát nước, cô lại còn một bát, pha đường ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn lần, uống hết trong một ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-), khỏi bệnh, thì ngừng uống thuốc.
 nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.
- Trị mụn: Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển.
- Đối với ánh nắng mặt trời: Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, nha đam có cây lược vàng khả năng “bảo vệ” bạn, đặc biệt làn da nhạy cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).
- Khắc phục chứng khô mắt: Có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút.
- Phục hồi mái tóc hư tổn: Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây:
Trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ.
- “Trị” chứng “nguyệt san” bất thường: “Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình.
- Vết thâm tím, trầy xước: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất khử trùng. Vì thế, lô hội đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên.
- Đối với các vết bỏng: Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.
- Chống béo phì: Ngoài những công dụng nêu trên, nha đam còn có tác dụng đặc biệt trong việc giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân.
Chính vì thế, nếu muốn “chiến dịch”giảm cân đạt hiệu quả cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình.
- Bệnh xơ gan cổ chướng: Lấy một nắm cây Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nửa lít mật o*ng nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).
Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.

Bệnh tiểu đường và cao áp huyết
+ Cách thứ nhất: Lấy một nắm lá Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

+ Cách thứ hai: Lấy một nắm lá Aloe Vera nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

+ Cách thứ ba: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá Aloe Vera gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.

Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.

Trị mụn bằng Nha đam
Mỗi ngày dùng 200g lá Nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ... để ăn.
Hoặc dùng 500 ml nước cốt Nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo).
Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.

Thu nhỏ lỗ chân lông
Dịch từ lá lô hội rất giàu dinh dưỡng. Theo ước tính, chúng có 19 axit amin thiết yếu, vitamin nhóm B như B12, vitamin C, E & khoáng chất như sắt, canxi, lecithin, Magiê, Natri Kali, Mangan và kẽm. Lô hội có tính chất tương tự như chất làm se da, vì vậy khi thoa chúng trên khuôn mặt bạn, nó có thể làm giảm sự xuất hiện của lỗ và làm thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng hơn.

Xóa sổ mụn trứng cá
Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển. Ngoài ra, nếu bạn bị sẹo do mụn, hãy thoa lô hội vào đó để nhanh liền sẹo.

Chống lại nếp nhăn
Dùng 100 gam lô hội (tương đương với 2 - 3 lá lôi hội lớn), cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, xắt thành những miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó bắc xuống khỏi bếp, để nguội. Cho vào tủ lạnh để bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng bạn hãy thoa đều dung dịch này lên da.

Khắc phục làn môi khô nẻ
Đôi môi khô nẻ trông sẽ rất phản cảm, làm giảm đi vẻ gợi cảm, hãy khắc phục bằng cách dùng nhựa của lá lô hội thoa đều lên đôi môi khô nẻ. Một ngày có thể thực hiện một vài lần, bạn sẽ thấy kết quả như ý muốn.

Tẩy tế bào chết
Bạn có thể kết hợp khả năng làm da tươi trẻ và làm mịn da của lô hội với lợi ích tẩy tế bào chết có trong bột yến mạch hoặc dâu tây để chăm sóc toàn diện choda. Loại mặt nạ tẩy tế bào chết làm da tươi trẻ này không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm sạch da mà còn chống lại được nếp nhăn nông sâu khác nhau. Bạn cần có gel lô hội, dâu tây nghiền nhuyễn và hạnh nhân nghiền nhuyễn. Bôi hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch. Sau khi chăm sóc da với mặt nạ này, bạn sẽ cảm nhận một làn da mịn màng, mềm mại và tươi trẻ.

Làm đẹp và dài móng nhanh
Những nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của lá lô hội không chỉ giúp móng tay phát triển nhanh hơn chỉ trong một thời gian ngắn mà còn khiến móng tay không bị gãy và bóng đẹp.

 Gel cạo
Nếu từng sử dụng lô hội tươi, hẳn bạn biết ruột lá lô hội có cấu tạo trong suốt, mềm, đặc và mát. Chính điều này đã giúp lô hội thường được sử dụng như các loại gel. Và nếu bạn đang khổ sở vì lông, hãy sử dụng lô hội như một loại gel dưỡng ẩm, bôi lên da trước khi cạo. Chúng sẽ giúp da bạn mướt hơn, giúp việc cạo lông trở nên dễ dàng cũng như cung cấp chất ẩm giúp da luôn mềm sau khi cạo.

Chăm sóc răng miệng

Nếu việc điều trị với nha sĩ chưa cho bạn được kết quả như ý, hãy thử hỏi ý kiến nha sĩ và sử dụng gel từ lá lô hội thay vì các loại thuốc và kem mỡ bôi nướu. Lô hội đã được ghi nhận là có khả năng làm trắng răng tự nhiên, chống hôi miệng, chống bệnh sâu răng, các bệnh về nướu.

Video tác dụng của cây Lô Hội đối với sức khỏe và làm đẹp :


Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung với sức khỏe và làm đẹp

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung với sức khỏe và làm đẹp. Những công dụng của cây trinh nữ hoàng cung thật tuyệt vời.
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung với sức khỏe và làm đẹp

Từ lâu, trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng trong dân gian để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có các khối u lành tính cũng như ác tính (ung thư). Sau 15 năm nghiên cứu, cho đến nay công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã đạt nhiều kết quả rất khả quan: tìm ra cách phân biệt TNHC với các loại cây tương tự khác bằng DNA (nhằm tránh cho nhiều người uống nhầm mà bị ngộ độc), xác định được các chất trong TNHC có tác dụng kháng u, chiết xuất được các chất này từ trinh nữ hoàng cung để chế tạo ra một loại thuốc (lấy tên là Crila) điều trị u bướu, thử nghiệm trên người và khẳng định tính hiệu quả của nó, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc.

Để đạt được thành quả như trên, nhất là việc thử nghiệm lâm sàng trên người và được Bộ y tế cho phép lưu hành, trong 15 năm qua, chúng tôi đã thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước với quy mô lớn.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang trinh nữ hoàng cung”, do GS.TS. Trần Đức Thọ, Viện lão khoa, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài, cho thấy: sau 2 tháng dùng thuốc Crila, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đạt hiệu quả khá và tốt là 89,18%, tác dụng không mong muốn nhẹ và chỉ gặp trên 24/157 trường hợp. Hội đồng khoa học đã đánh giá kết quả nghiên cứu này là xuất sắc. Dựa trên cơ sở đánh giá của Hội Đồng Khoa Học cấp Bộ, Cục Quản Lý Dược đã cho phép viên nang Crila được lưu hành trên toàn quốc để điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
viên nang trinh nữ hoàng cung
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u cơ nhẵn tử cung (u xơ tử cung)”, do PGS.TS. Vương Tiến Hoà, bệnh viện phụ sản trung ương làm chủ nhiệm đề tài, kết quả cho thấy: thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống) với hiệu quả điều trị đạt 79,5%. Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và các chức năng sống khác của cơ thể. Với kết quả nghiệm thu xuất sắc, hội đồng khoa học đã nhất trí đề nghị Bộ y tế cho phép bổ sung thêm tác dụng thứ hai của viên nang Crila là điều trị u xơ tử cung.

Theo chúng tôi được biết, cho đến nay, đây là loại thuốc sản xuất từ dược thảo đầu tiên trên thế giới có khả năng điều trị u xơ tử cung ở phụ nữ.

Sản phẩm Crila là kết quả nghiên cứu của 4 đề tài khoa học cấp bộ, hai dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ và cấp nhà nước cộng với quá trình nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài của TS.Nguyễn Thị Ngọc Trâm cùng các cộng sự.

Cây Trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 - 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 - 15cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 - 120 cm, rộng 3 - 9 cm, gân lá song song. Khác với lá náng hoa trắng là mặt dưới, giữa sống lá có một gờ sắc nhỏ chạy dọc theo lá. Cán hoa dài 20 - 50 cm, trên đầu mang 10 - 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài 5 - 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài 10 - 20 cm, đài và cánh hoa như nhau, màu trắng, ở giữa có vệt phớt hồng tạo thành ống dài 7 - 10 cm cong, nhị ngã, dài 5 - 7 cm. Bao phấn hình sợi dài 20 – 25 cm, dính lưng. Bầu hình ống chỉ, vòi nhị mảnh, vượt  lên trên nhị.
Cây trinh nữ hoàng cung
Phân bố thu hái chế biến

trinh nữ hoàng cung có nhiều ở Thái Lan, Campuchia; Ở Việt Nam cây phát triển tốt với khí hậu miền Nam nước ta. Bộ phận dùng là lá, dùng tươi hoặc phơi khô, có người thái nhỏ sao khô, hạ thổ để dùng dần. Nhưng ở một số nước, người dân dùng cánh hoa, thân hành của cây, thái nhỏ phơi khô.

Các chất có tác dụng kháng u

Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung đã công bố thành phần hóa học của nó có khoảng 32 alcaloids. Trong số đó đáng quan tâm là một số alcaloids có tác dụng kháng u như : crinafolin, crinafolidin, lycorine, và b - epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmine, flavonoid, demethylcrinamine). Ngoài alcaloids còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpens và glucan A, glucan B.

Công dụng và liều dùng

Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, thái nhỏ ngắn 1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.

Phân biệt với các cây khác để tránh bị ngộ độc

Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó, phải phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam . Ngay trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. có tác dụng trị u xơ theo kinh nghiệm dân gian.

Một số đặc điểm phân biệt náng hoa trắng và cây trinh nữ hoàng cung.

Đặc điểm Trinh nữ hoàng cungNáng hoa trắng
Hình thái-Thân hành như củ hành tây.

-Lá mỏng hơn, màu xanh nhạt hơn.

- Mặt dưới sống lá có một gờ sắc  chạy dọc.

-Hoa trắng phớt hồng.
-Thân hành hình trứng thuôn.

-Lá dày hơn, màu xanh đậm hơn.

-Hoa trắng.
Vi phẫu-Mặt dưới sống lá tạo thành một góc tù.

-Không đối xứng qua sống lá, một bên mặt lõm vào.

-Mô huyết nhỏ, không rõ.

-Tinh thể canci oxalat hình ruột chì.
-Mặt dưới sống lá là một vòng cung đều đặn.

-Đối xứng qua sống lá.

-Mô huyết rất to, giữa 2 bó libe-gỗ.

-Tinh thể canci oxalat hình kim.


Để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ cùng chi Crinum,  phải dựa trên sự khác nhau về hình thái thực vật. Sự khác nhau về hình thái giữa những cây này trình bày trong bảng sau:

Trinh nữ hoàng cungLan huệ
Hoa ít thơm.Hoa rất thơm.
Cánh hoa mảnh, rộng, màu phớt hồng.Cánh hoa hẹp bản hơn, màu trắng xanh.
Nụ hoa lúc chưa nở phồng to, ngắnNụ hoa lúc chưa nở thon dài hơn.
Số hoa thường là 6 trên một tán lá đôi, có khi 9,10,12.Tán hoa thường có 12 hoa.
Chỉ nhụy hoa màu trắng.Chỉ nhụy hoa màu đỏ tía.
Cuống hoa tròn, đế tán hoa hơi cong, dài khoảng 7cm, đế hoa và cuống hoa màu xanh.Cuống hoa dài hơn trinh nữ hoàng cung (10 – 12 cm), đế hoa và cuống hoa màu đỏ tía.
Khi hoa nở hết, các cánh hoa cẫn xếp sát nhau giữ hình ống.Khi hoa nở hết, các cánh hoa tách rời nhau, uốn cong xuống.
Lá có màu xanh nhạt hơi vàng.Lá có màu xanh đậm (xanh rì) lá dày hơn lá trinh nữ hoàng cung.
Thân thường ngắn có màu đỏ tía.Thân cao hơn, thường có màu xanh, đôi khi cũng có màu đỏ tía.

Phân biệt trinh nữ hoàng cung với các cây khác

Sau nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đã phân biệt được cây trinh nữ hoàng cung có khả năng điều trị khối u với các loại cây khác. Việc phân biệt này rất quan trọng, vì thực tế có rất nhiều loại cây giống trinh nữ hoàng cung mà người không có chuyên môn khó mà phân biệt, đã có nhiều người nhầm lẫn dẫn đền ngộ độc.
 phân biệt được cây trinh nữ hoàng cung
Những công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung

Những nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu về thành phần hóa học:

Năm 1984, Ghosal (Ấn Độ) đã phân lập và xác định từ cán hoa Crinum latifolium L. một glucoalcaloid có tên latisolin. Thủy phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin (J. Chan. Res 1983).

Ghosal và Shibnath còn phân lập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin, là hai alcaloid pyrolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratonmin, ambelin và lycorin.

Năm 1986, Ghosal còn công bố tách được từ TNHC một số dẫn xuất alcaloid có tác dụng chống ung thư: crinafoline và crinafolidine . Các chất này đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả dương tính. Năm 1989, Ghosal còn chiết từ dịch ép của cán hoa TNHC hai alcaloid mới có nhân pynolophennanthaidin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin .

Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít alcaloid khác từ cây này như : crinamin, hamayne.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự đã tìm ra các alcaloid:   9 – octadecenanine, dihydro-oxo-demethoxyhaemanthamine, augustamine, oxoassoanine,  crinane-3a-ol, buphanidrine, powelline, undulatine, ambelline, 6 - hydroxybuphanidrine, 6-hydroxypowelline, crinamidine, 6-hydroxyundulatine, lb, 2b-epoxyambelline, 6-hydroxycrinamidine, epoxy 3, 7 – dimethoxycrinane -11 – one.

Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự chiết một phân đoạn từ cao trinh nữ hoàng cung đã tách được các alcaloids: dihydro-oxo-demethoxyhaemanthamine, augustamine, oxoassoanine, crinane-3a-ol, buphanidrine, powelline, undulatine, ambelline, 6-hydroxy-buphanidrine 6-hydroxypowelline, crinamidine, 6-hydroxyundulatine, 1b, b-epoxyambelline, epoxy-3, 7-dimethoxycrinane-11- one (tentative), 6-hydroxycrinamidine. Ngoài ra tác giả còn phát hiện trong lá trinh nữ hoàng cung có các chất bay hơi sau: fomamide, acetaldehyde, acetic acid, 2.2-dimethylpropanoic acid, cyanophenol, benzaidehyde, phenol, benzyl alcohol, phenylacetaldehyde, o-cresol, p-cresol, 2.6-dimethylcyclohexanol, nonanal, benzoic acid, octanoic acid, N-methyl-N-phenylformamide, nonanoic acid, N-propylbenzamine, dihydroactinidiolide, dodecanoic acid, hexadecane, 2-methylhexadecane, decylbenzene, heptadecane, octadecane, 2.6.10.14-tetramethylpentadecane, N.N-diphenyllormamide, phenanthrene, 10.11-dihydro-2E,6E-farnesol, 2.6.10.14-tetramethylhexadecane, hexahydrofarnesylacetone, phytol.

Tác dụng sinh học:

Song song với các nghiên cứu về mặt hóa học, có nhiều công trình nghiên cứu về mặt sinh học từ cây TNHC đã được công bố. Các tác giả đã chứng minh được tác dụng sinh học của các alcaloid trong họ Amaryllidaceae rất rộng, bao gồm các đặc tính chống ung bướu, chống vi khuẩn và kích thích miễn dịch . Tác giả Yui và cộng sự đã chứng minh alcaloid lycorine là hoạt chất chính từ TNHC có tác dụng gây kích thích cho tế bào T trong ống nghiệm và trên sinh vật hoạt động, phát triển. Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm, E.Zveskova, E.Nikolova, E.Katzarova và Kostov cũng đã chứng minh được rằng dịch chiết nước nóng từ lá cây TNHC Việt Nam có thể kích thích hữu hiệu sự sinh sản của tế bào lympho T và đặc biệt có tác dụng kích thích trực tiếp các tế bào CD3 + T và CD4 + T trong ống nghiệm.

Theo tác giả Ghosal, một số alcaloid từ TNHC như: crinafoline, crinafolidine đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả dương tính.
tác dụng công dụng cây trinh nữ hoàng cung

Nghiên cứu tại Việt Nam

Trong những năm gần nay, nhân dân trong cả nước, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực miền Trung đã dùng nước sắc lá cây trinh nữ hoàng cung để trị một số bệnh như u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung đạt hiệu quả. Bệnh viện hữu nghị Việt – Xô đã điều trị cho 158 bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến và u xơ tử cung , đạt kết quả tốt.

Theo chúng tôi được biết, tại viện Sinh học nhiệt đới TPHCM, nhóm nghiên cứu của GS-Tiến sĩ Nguyễn Công Hào đã đi sâu nghiên cứu các khâu trồng, thu hái và chế biến, nghiên cứu các chế phẩm chống sâu bệnh cho cây trinh nữ hoàng cung, sử dụng kĩ thuật DNA để phân biệt các loại Crinum khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thị Việt Hoa, bộ môn tổng hợp hữu cơ, khoa công nghệ hoá dầu, Đại học Bách Khoa TPHCM đã đi sâu vào nghiên cứu thành phần hoá học và các phương pháp tách chiết và đã phát hiện trong lá cây TNHC có các Alcaloids, carotenoid, saponin, acid uronic và coumarin. Còn nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ và TS. Võ Thị Bạch Huệ với phương pháp chiết xuất bằng cồn đã chiết xuất được các Alcaloids: augustamin, ambelin, crinamiđin, 6-hydroxy crinamidin…

Như vậy là đã có nhiều cơ quan khoa học và các nhà nghiên cứu Việt Nam tập trung nghiên cứu về nhiều khía cạnh của cây TNHC.

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm, công ty cổ phần dược liệu trung ương II là một nghiên cứu khá đầy đủ, kết quả cuối cùng là sản xuất một loại thuốc viên, qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, đã được hội đồng khoa học đánh giá xuất xắc và cho lưu hành trên thị trường.

U xơ tuyến tiền liệt và Trinh nữ hoàng cung

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một căn bệnh đã đư­ợc các nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay cũng chỉ mới đưa ra được những giả thuyết vai trò của nội tiết, mối quan hệ tổ chức đệm với lớp biểu mô và các yếu tố phát triển. Sự biến đổi của hệ thống miễn dịch và viêm nhiễm tại chỗ…

Những nghiên cứu điều trị bệnh

Các nhà khoa học trên thế giới luôn cố gắng tìm nguyên nhân sinh bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Theo quan điểm của một số nhà khoa học, androgen và cụ thể hơn là testosteron có tác dụng gây cảm ứng và làm tiến triển u tuyến tiền liệt. Đã từ lâu, người ta thấy rằng, những người bị hoạn từ lúc còn bé không bao giờ bị ung thư tuyến tiền liệt. Năm 1786, Hunter John đã điều trị ung thư tuyến tiền liệt có kết quả bằng cách cắt bỏ tinh hoàn. Năm 1941 Huggins đã đề xuất phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách cắt bỏ tinh hoàn hoặc dùng một hormon kháng androgen là estrogen. Với công trình này, tác giả đã đoạt giải thưởng Nobel năm 1966.
U xơ tuyến tiền liệt và Trinh nữ hoàng cung

 Cắt bỏ cả hai bên tinh hoàn làm cho nồng độ testosteron trong huyết tương giảm từ 500mg/100ml xuống còn 50mg/100ml, tức là giảm đi 90%. Nồng độ testosteron thấp không đủ làm phát sinh và phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Vì thế người ta cũng nghĩ đến phương pháp dùng anti - androgen để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và cũng thu được kết quả như đã dùng diethylstillboestrol ( một loại estrogen tổng hợp) hoặc polyestradiol. Liều dùng chỉ nên 1-2mg/ngày. Dùng liều cao có thể gây ra tai biến tim mạch, dễ dẫn đến tử vong. Cũng có thể dùng thuốc ức chế quá trình tổng hợp testosteron như aminoglutethimid, ketoconazol; hoặc thuốc cạnh tranh với testosteron ở thụ thể như cyproteron acetat, nilutamid. Trước khi Huggins nhận được giải Nobel, trong những năm 1959 – 1962, Dorfman đã có nghiên cứu thấy sự phát triển u tuyến tiền liệt phụ thuộc vào nồng độ testosteron ở chuột cống trắng. Thực tế u phì đại tuyến tiền liệt thường thấy xuất hiện và phát triển ở những người cao tuổi, nên sự thay đổi nội tiết ở tuổi già được coi là có vai trò quan trọng. Testosteron được coi là yếu tố quyết định.

Testosteron là sản phẩm chủ yếu của tế bào leydig trong tinh hoàn. Người ta biết testosteron tự do không gây u phì đại tuyến tiền liệt, nhưng dưới tác dụng của 5 a- reductase, sẽ chuyển hóa thành dihydrotestosteron (DHT), một chất chuyển hóa hoạt tính gắn vào các thụ thể trong tế bào tuyến tiền liệt làm phân chia nhân tế bào, làm tăng sinh và u phì đại tuyến tiền liệt.

Trên thực tế Siteri và Wilson (1970) thấy nồng độ DHT trong u phì đại tuyến tiền liệt cao hơn 3-4 lần nồng độ DHT trong mô tuyến tiền liệt bình thường. Walsh (1984) thấy tỉ lệ các thụ thể DHT trong u xơ bao giờ cũng cao hơn ở mô tuyến tiền liệt bình thường. Điều đó cho thấy DHT có ý nghĩa quan trọng trong hình thành u phì đại tuyến tiền liệt.

Ngoài testosteron còn có estrogen cùng với testosteron kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt. Thành phần quan trọng của estrogen là oestradiol. Trái với quan niệm trước đó, estrogen không ức chế sự phát triển của tuyến tiền liệt mà còn cùng với với androgen, do oestrogen, còn làm tăng tỉ lệ các thụ cảm androgen. Walsh và Wilson dùng oestradiol và DHT tiêm cho chó bị thiến, đã gây u phì đại tuyến tiền liệt.

Ngoài hai loại hormon chính như đã nói ở trên, người ta cũng quan sát thấy vai trò kết hợp của androgen thượng thận và prolactin trong sự phát triển của tuyến tiền liệt.

Vai trò của các yếu tố tăng trưởng trong sự phát triển của u phì đại lành tính tuyến tiền liệt được phát hiện bởi Chen và Lawson. Yếu tố này được phóng thích ra từ tế bào biểu mô màng đáy do các chấn thương nhỏ của mô niệu đạo và tuyến tiền liệt quanh niệu đạo như đi tiểu, xuất tinh hay viêm nhiễm mãn tính.

Theo R.Lawson những người có u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có tỷ lệ các yếu tố tăng trưởng đặc biệt là BFGF (basic fibroblas growth factor - tế bào xơ non kiềm tính) và TGFB (transforming growth factor - điều hòa ức chế sự tăng trưởng) cao hơn người bình thường và tập trung nhiều ở vùng quanh niệu đạo tuyến tiền liệt phần trên u núi. Trong các yếu tố đó chính BFGF là yếu tố quan trọng, nó làm phát triển các tế bào xơ non, hình thành nhân xơ - các nhân xơ phát triển lớn dần tạo thành các khối u xơ tuyến tiền liệt.

Mặc dù có nhiều giả thuyết về sự hình thành của u phì đại tuyến tiền liệt, song người ta cho rằng muốn hình thành đư­ợc u phì đại tuyến tiền liệt phải có những yếu tố sau:

- Tinh hoàn phải có chức năng.

- Người trên 45 tuổi.

- Có sự tham gia của các yếu tố tăng trưởng.

Để điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, hiện nay trong nước và trên thế giới đã và đang sử dụng hai phương pháp: điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa.

Phương pháp điều trị ngoại khoa: cắt u nội soi và mổ bóc tách u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đường trên. Ph­ương pháp này có chi phí cao và sau mổ có thể xảy ra biến chứng, cho nên không thuận lợi cho những người trẻ tuổi.

Phương pháp điều trị nội khoa: điều trị dùng thuốc. Phương pháp này thuận lợi cho những bệnh nhân có u xơ tuyến tiền liệt kèm theo bệnh khác như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Các thuốc thường được dùng để điều chỉnh các rối loạn tiểu tiện do sự phì đại của u xơ, do trương lực cơ trơn ở tuyến tiền liệt và niệu đạo gây nên.

Điều trị bằng các hormon: các chất tương tự GnRH: ức chế tinh hoàn tiết ra testosteron làm nồng độ testosteron trong huyết thanh giảm làm kích thước nhỏ hơn và lưu l­ượng n­ước tiểu tối đa tăng.

Các thuốc kháng androgen:

+ Acetat cyproterone: tác dụng tương tự progesteron chống sản xuất androgen.

+Flutamide: kháng androgen đơn thuần không thuộc nhóm steroid.

+ Casodex.

Thuốc ức chế 5a- reductase làm testosteron không chuyển hóa thành dihydrotestosteron. Đại diện là finasterid (Proscar) làm giảm các triệu chứng bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng cách hoàn toàn khác. Thay vì làm giảm cơ chậu, thuốc thu nhỏ tuyến tiền liệt. Đối với một số người có tuyến tiền liệt lớn, thuốc finasterid có thể cải thiện triệu chứng đáng kể. Dù vậy, thuốc thường không có hiệu quả nếu bệnh nhân có tuyến tiền liệt bình thường hay u phì đại vừa phải.

Finasterid tác dụng chậm. Sau 3 tháng mới có sự cải thiện về dòng nước tiểu và thường cần đến một năm mới có kết quả đầy đủ. Một số ít người dùng finasterid bị bất lực, giảm dục năng và giảm lượng tinh dịch phóng ra khi xuất tinh. Nhưng ở đa số người thì  finasterid chỉ gây tác dụng phụ nhẹ.

Finasterid có hai nhược điểm khác. Finasterid đắt hơn thuốc phong bế alpha và nó hạ thấp mức PSA. Điều này có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm PSA phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

Kháng estrogen: có tác dụng tranh -chấp với các thụ thể androgene ở tế bào đích: Tamoximen (TMA), Ketokonazol…

Thuốc phong bế alpha giao cảm: cổ bàng quang và niệu đạo vùng tuyến tiền liệt có nhiều thụ thể a - adrenergic. Vì vậy các thuốc  a - adrenergic có tác dụng làm giãn cơ trơn vùng này, làm dễ bài niệu. Thường dùng các chất phong bế alpha có tác dụng chọn lọc các thụ thể a 1 sau synapse gồm có: Terazosin (Hytrin), Doxazosin (Cardura), Tamsulosin (Flomax), Prazosin, Alfurrosin. Thuốc phong bế alpha có hiệu quả đối với khoảng 75% người sử dụng. Thuốc tác dụng nhanh. Trong vòng một đến hai ngày số bệnh nhân nhận thấy tăng lượng nước tiểu và giảm nhu cầu tiểu tiện. Tác dụng phụ có thể là đau đầu hoặc chóng mặt, choáng váng hoặc mệt, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.

Thuốc có nguồn gốc thiên nhiên:

-Tadenan 50 mg, viên nang mềm được chế từ vỏ cây Pygeum africanum (một loại mận châu Phi).

- Permixon từ quả cây Serenoa repens.

Các thuốc trên có tác dụng chống viêm, lợi tiểu và không có tác dụng phụ vì được sản xuất từ thảo dược.

Để đóng góp thêm vào kho tàng thuốc của thị trường dược phẩm thế giới, các nhà hoá học và dược học đã tiếp tục tìm thêm từ dược liệu những sản phẩm thuốc mới có nhiều ưu điểm như : giảm kích thước u xơ, cải thiện tiểu tiện và không có tác dụng phụ như những loại thuốc đang được lưu hành trên thị trường. Cũng vì vậy, cây TNHC có ở Việt Nam đã và đang được nghiên cứu.

-Ghosal (1983), Ấn Độ, đã tìm ra từ  củ của cây TNHC chất pratorimin có tác dụng kháng ung bướu (antitumor). Cũng xin nói thêm, S.Kobayashi- 1984, Nhật Bản , tìm được hợp chất crinamin từ  củ cây TNHC, có tác dụng chống bệnh sốt rét (antimalarial). S.Kobayashi cũng tìm được chất hamayne (bulbispermin) từ  củ cây TNHC có tác dụng kháng khuẩn (anti-bacterial).

- Ghosal(1986), Ấn Độ, đã tìm ra trong hoa của trinh nữ hoàng cung có hai hoạt chất crinafolidin và Crinafolin, hai chất này có tác dụng kháng ung bướu (anti-tumor).

Video tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung với sức khỏe và làm đẹp: