Hiểu lầm 1: Ăn tất cả những gì bạn muốn
Hoa quả chứa nhiều axit hữu cơ và tannin, một số còn chứa các chất protease hoạt động mạnh. Nếu ăn không đúng lúc bạn có thể tự gây kích ứng dạ dày và thiệt hại. Các chuyên gia khuyến cáo: “Ví dụ, chuối chứa hàm lượng magie cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây mất cân bằng magie và có thể ức chế sản xuất canxi trong máu, phần lớn các trái cây nên ăn khoảng 1 – 2 giờ trước khi ăn thức ăn chính”.
Hiểu lầm 2: Ăn không có hại
Các chuyên gia chỉ ra rằng tiêu thụ khoảng 200 gram trái cây hàng ngày là thích hợp. Hầu hết trái cây chứa hàm lượng chất xơ cao, ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, đầy hơi. Ngoài ra, người cao tuổi tiêu hóa kém không nên ăn nhiều cam quýt, những người tiêu hóa xấu không nên ăn quả hồng vàng.
Một số người ăn dứa sẽ gây ra dị ứng, ngay cả những người mắc bệnh tiêu hóa, rối loạn đông máu thì ăn cũng không tốt. Chuối có lượng đường phong phú, hàm lượng kali cao, những người suy thận nên ăn ít.
Hiểu lầm 3: Ăn trái cây thay rau
Mặc dù dinh dưỡng của trái cây và rau quả là rất giống nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là hoa quả có thể thay thế cho rau. Chẳng hạn như rau bina, bắp cải có hàm lượng vitamin C cao hơn quả táo, đào, lê khoảng 10 lần.
Hiểu lầm 4: Trái cây có hàm lượng vitamin phong phú
Vitamin là một thành viên trong gia đình lớn. Trái cây có thể chứa hàm lượng vitamin phong phú nhưng chỉ là một trong số những thành phần này. Chẳng hạn như trái cây không chứa các vitamin tan trong chất béo và vitamin C của hầu hết các loại trái cây được giới hạn.
Hiểu lầm 5: Ăn trái cây thay cho bữa ăn tối để chăm sóc da
Các chuyên gia khẳng định, hàm lượng protein, chất béo, sắt, canxi… trong trái cây ít hơn các thực phẩm khác, nếu dùng trái cây thay cho bữa ăn tối trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, chất béo, dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu.
Hiểu lầm 6: Ăn nhiều trái cây để giảm cân
Trái cây ít calo hơn so với gạo, nhưng vì hương vị thơm ngon của nó lại khiến bạn dễ dàng ăn nhiều, lượng đường dung nạp vào cơ thể vượt quá lượng cho phép trên mỗi đơn vị trọng lượng. Điều này rõ ràng không chỉ làm mất trọng lượng mà thậm chí có thể phản tác dụng.
Hiểu lầm 7: Trái cây nhập khẩu chứa nhiều dinh dưỡng hơn
Trái cây nhập khẩu được vận chuyển, đóng gói, chi phí lưu trữ nên giá cả cũng cao. Do được xử lý bảo quản hoặc làm sạch nên bề mặt sáng bóng trông tươi ngon và hấp dẫn hơn nhưng thành phần dinh dưỡng đã hao hụt và mất dần trong quá trình quá cảnh. Vì vậy, tốt nhất vẫn là ăn trái cây địa phương, theo mùa.
Hiểu lầm 8: Vỏ trái cây chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật phải cắt bỏ
Một số trái cây đặc biệt lại chứa dinh dưỡng nhiều hơn trong phần vỏ, một số người vì nghĩ rằng vỏ trái cây chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên vô tình cắt bỏ nó, làm mất đi phần lớn dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng chỉ cần rửa trái cây thật sạch, rửa đi rửa lại nhiều lần hoặc ngâm trong dung dịch rửa trái cây một thời gian là có thể xóa sạch các cặn bẩn trên bề mặt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét