Uống trà không đúng cách cũng gây ảnh hưởng sức khỏe, nặng hơn có thể dẫn đến mất mạng.
1. Khi sốt: Caffeine trong trà khiến thân nhiệt của cơ thể tăng cao, giảm hiệu quả của thuốc.
2. Suy nhược thần kinh: Caffeine trong lá trà gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương nên những người có biểu hiện suy nhược thần kinh mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ dễ bị mất ngủ.
3. Bị bệnh gan: Trong trường hợp này, gan sẽ không thể chuyển hóa được chất caffeine trong trà nên sẽ gây hại tới tổ chức gan.
4. Khi mang thai: Trà đặc có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của bào thai trong bụng nên các bà bầu nên uống ít hoặc kiêng tuyệt đối loại đồ uống này.
5. Viêm loét dạ dày: Trà kích thích sự bài tiết axit trong dạ dày. Uống trà có thể khiến lượng axit được tiết ra nhiều hơn, gây kích ứng với những vùng niêm mạc đang viêm loét.
6. Suy dinh dưỡng: Lá trà có tác dụng phân giải chất béo. Vì vậy, với những người thiếu dinh dưỡng nếu thường xuyên uống trà càng khiến cơ thể thiếu hụt lượng chất béo cần thiết, khiến cơ thể thêm suy nhược.
7. Say rượu: Caffeine trong trà gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương. Nếu uống trà sau khi say rượu sẽ làm tim, gan thêm “mệt mỏi”. Uống trà cũng có tác dụng lợi tiểu, dễ khiến lượng aldehyde độc hại trong rượu chưa kịp chuyển hóa đã bài tiết qua thận, gây kích thích mạnh vùng thận, hại thận.
8. Dùng nước trà để uống thuốc: Tuy nhiên, theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline - gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
9. Thiếu máu: Axit tannic trong trà khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo thành hợp chất không hòa tan, làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, khiến cơ thể không đủ lượng sắt cần thiết. Vì vậy, người bị thiếu máu nên hạn chế uống trà.
10. Bị sỏi tiết niệu: Sỏi tiết niệu thường là sỏi calcium oxalate. Trong khi đó, trà lại chứa oxalate - một trong những hóa chất chính dẫn tới việc hình thành sỏi đường tiết niệu.
11. Lúc đói: Uống trà lúc bụng rỗng sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, ngăn cản cơ chế tiết dịch vị dạ dày, thậm chí gây viêm dạ dày và các chứng “say trà” thường gặp như tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Uống trà khi đói còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu protein của cơ thể.
12. Sau khi ăn: Trước hoặc sau khi ăn cơm 30 phút đều không nên dùng trà. Nếu uống vào lúc này, trà sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thực phẩm. Trong trà chứa oxalate, có phản ứng với chất sắt và protein trong thức ăn.
13. Trà để qua đêm: Axit tannic trong nước trà để lâu, đặc biệt là để qua đêm tăng lên sẽ có hại cho người bị gút hoặc người có lượng axit uric cao trong máu. Vì vậy, uống trà sau khi pha 4-6 phút là hợp lý nhất.
15. Uống nước đầu: Hiện nay, trong quá trình trồng trọt, gia công, đóng gói thành phẩm, các loại trà không tránh khỏi bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón, bụi đất… Vì vậy, thói quen uống trà bỏ qua nước đầu là rất hợp lý. Nước đầu chỉ có tác dụng rửa sạch trà. Loại bỏ phần nước này, rồi tiếp tục pha trà, sẽ giúp khử được những tạp khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
16. Uống trà khi bị cao huyết áp: Lượng caffeine trong trà có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên hạn chế uống trà, đặc biệt là trà đặc để đảm bảo sức khỏe.
16. Khi bị bệnh tim mạch: Những người có nhịp tim quá nhanh, rung tâm nhĩ… nên kiêng uống trà. Chất caffeine, theophylline trong trà đều có khả năng tăng cường cơ năng của tim. Vì vậy, việc uống nhiều chất lỏng này sẽ khiến tim đập nhanh hơn, bệnh tình thêm trầm trọng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét