Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, trong chế độ ăn chay, chất đạm chủ yếu là từ đậu tương, mà trong đậu tương hàm lượng oestrogen (nội tiết tố chủ yếu của nữ giới) thực vật cao, do đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến nam tính. Nói như vậy không có nghĩa là nam giới không được ăn đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương mà không nên dùng quá nhiều như người ăn chay tuyệt đối.
Không đủ chất dinh dưỡng
Ăn chay cũng có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin B12, A, D, can xi; thiếu sắt, đồng, kẽm... vì các vi chất này chỉ có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật. Trong thức ăn thực vật cũng có sắt, kẽm nhưng giá trị sinh học không cao và rất khó hấp thu. Đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm bởi đây là loại vi chất quan trọng trong các loại thịt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm cao gấp đôi.
Mỗi ngày nam giới cần 30mg kẽm, nữ giới là 24mg. Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm tinh trùng, giảm khả năng làm cha; tăng nguy cơ viêm nhiễm, suy giảm thị lực, suy giảm vị giác, làm chậm quá trình lành vết thương.
Trên khía cạnh cung cấp các chất protid, ăn chay có thể cung cấp đủ hàm lượng các chất đạm. Nhưng ăn chay lại không đảm bảo thành phần các axit amin cần thiết cho cơ thể. Có tất cả 8 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được mà bắt buộc phải đưa vào từ thực phẩm. Nếu ăn chay, chỉ có thể cung cấp được hai loại axit amin là lysin và methionin, còn lại là thiếu hẳn và thiếu hoàn toàn 6 loại axit amin khác. Sự thiếu hụt các axit amin cần thiết làm rối loạn các quá trình chuyển hoá protid, làm rối loạn các quá trình thần kinh và các chu trình chuyển hóa ở gan.
Không chỉ vậy, người ăn chay thường xuyên cũng rất dễ bị yếu xương. Một kết quả khảo sát trên 2.700 người cho thấy, người ăn chay tăng 5% nguy cơ bị yếu xương so với người ăn thịt. Tuy nhiên, với người ăn chay bao gồm trứng và sữa thì sức khỏe của bộ xương không có gì khác biệt.
Ngoài ra, những món ăn lên men như tương, chao, cải muối, dưa cải, cà… có hàm lượng muối rất cao, chỉ nên dùng hạn chế và nên loại khỏi danh sách thực phẩm của những người cao tuổi có bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường.
Những người không nên ăn chay
Vì liên quan đến gốc tự do và quá trình phân huỷ mô nên những người bị nhiễm khuẩn, sốt cao không nên ăn đồ chay chứa nhiều thành phần béo như dừa, vừng, lạc vì làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyến cáo, khi ăn chay trên một tuần hoặc muốn áp dụng ăn chay để phòng trị bệnh, bắt buộc phải quan tâm đến việc cân đối bữa ăn để đảm bảo một chế độ ăn phù hợp nhất cho sức khỏe. Khi ăn chay, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm cả về hương vị, màu sắc…, ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin B12 (có trong đậu tương hoặc rau có lá màu xanh sẫm, chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt) vì trong chế độ ăn chay không thịt thường bị thiếu loại chất này.
Chế độ chay được coi là không phù hợp với những đối tượng như phụ nữ mang thai, cho con bú. Bởi trong quá trình mang thai, người mẹ cần được bổ sung đa dạng và đầy đủ vi chất, dưỡng chất, đặc biệt là protein, canxi và sắt… để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho thai nhi. Vậy nên một chế độ ăn uống kiêng khem, nghèo nàn sẽ rất bất lợi cho bào thai.
Người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nam giới dưới tuổi 50 cũng là những đối tượng không nên ăn chay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét