Với giá cả bình dân, mì ăn liền trở thành món ăn tiện dụng và phổ biến với đại đa số dân chúng. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ thì những người ăn mì ăn liền 2-3 lần/tuần sẽ tăng nguy cơ phát triển hội chứng tim mạch và kéo theo các bệnh khác như bệnh tiểu đường và đột quỵ.
Mì ăn liền là một trong những thủ phạm làm rút ngắn tuổi thọ của bạn. Ảnh minh họa
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy những rủi ro của thói quen ăn uống này trên toàn thế giới. Đứng đầu cuộc nghiên cứu là Tiến sĩ , Shin Hyun Joon, bác sĩ của Bệnh viện tim và mạch máu Baylor, ở Texas, cho biết mì ăn liền dường như đặc biệt nguy hại đối với sức khỏe của phụ nữ. Các nước châu Á có tỉ lệ tiêu thụ mì ăn liền tương đối cao. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào Hàn Quốc, đất nước có người tiêu thụ mì ăn liền cao nhất trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã có một sự gia tăng nhanh chóng trong vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch và một số người lớn thừa cân ngày càng tăng, theo kết luận của Tiến sĩ Shin.
Ông quyết định để điều tra mối liên hệ giữa tiêu thụ mì và suy giảm về sức khỏe.
Giống như nhiều thực phẩm chế biến, nhiều muối và một chế độ ăn giàu khoáng chất, mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Mì ăn liền làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Ảnh minh họa
Trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Shin nhận thấy, phụ nữ nói riêng có nhiều khả năng bị các vấn đề sức khỏe từ mì ăn liền hơn nam giới. Theo ông, điều này có thể là do sự khác biệt sinh học - như hormone giới tính và sự trao đổi chất - giữa nam và nữ. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng người phụ nữ ăn nhiều hơn nam giới.
"Một yếu tố tiềm ẩn trong sự khác biệt giới tính là một chất hóa học gọi là bisphenol A (BPA) - được sử dụng trong các hộp đựng mì. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng BPA can thiệp vào các kích thích tố trong cơ thể, đặc biệt là estrogen", Tiến sĩ Shin cho biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét