1. Bàn làm việc bừa bãi
Một chiếc bàn làm việc lộn xộn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần của bạn. Các nhà khoa học tại trường Đại học Princeton cho biết sự thiếu ngăn nắp trong không gian làm việc hạn chế khả năng tập trung và khả năng xử lý thông tin của não.
Vào cuối mỗi ngày, đảm bảo các loại giấy tờ công việc của bạn được sắp xếp và vật dụng cá nhân được đặt đúng nơi. Điều này sẽ giúp bạn có một khởi đầu tích cực vào ngày hôm sau.
Ảnh minh họa
2. Thiếu ngủ
Điều này có vẻ đơn giản nhưng lại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khoảng một phần ba trong chúng ta có những cơn mất ngủ.
Nếu bạn thích thức khuya, việc thiếu ngủ càng dễ gây ra mệt mỏi. Những lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ em cần khoảng 16 giờ ngủ mỗi ngày và thanh thiếu niên cần khoảng 8-9 giờ. Hầu hết người lớn ngủ cần 7-8 tiếng một đêm, nhưng thường thì chúng ta chỉ ngủ khoảng 5-6 tiếng mỗi đêm.
Ảnh minh họa
3. Ăn quá ít
Một thói quen của nhiều chị em nhằm giảm cân lại là một nguyên nhân của sự mệt mỏi thường xuyên. Không ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn các loại thực phẩm không tốt có thể là một vấn đề. Nếu bạn bắt đầu một ngày với bánh rán, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao, đạt đỉnh và nhanh chóng tụt giảm khiến cho bạn uể oải chậm chạp ngay sau đó.
4. Bạn bỏ qua việc tập thể dục khi bạn đang mệt mỏi
Bỏ qua thời gian biểu tập luyện để tiết kiệm năng lượng khi bạn thấy mệt mỏi hóa ra lại không giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mà lại còn làm vấn để uể oải, mất sức thêm nghiêm trọng.
Trong một nghiên cứu của Đại học Georgia, những người lớn ít vận động nhưng khi cảm thấy mệt mỏi lại bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất là 20 phút cảm thấy ít mệt mỏi và tràn đầy sinh lực hơn sau sáu tuần. Các bài tập đòi hỏi sức mạnh và độ bền giúp cho hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.
Vì vậy, lần sau khi bạn đang thấy uể oải thay vì nằm dài trên ghế sofa hãy thử đi dạo một vòng.
5. Bạn không uống đủ nước
Khi cơ thể chỉ hơi mất nước cũng gây ảnh hưởng lên mức năng lượng của bạn. Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, làm cho máu đặc hơn. Điều này khiến tim bơm máu tới các cơ quan kém hiệu quả, làm giảm tốc độ đưa oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể. Hậu quả là bạn cảm thấy rất nặng nề, thiếu năng lượng.
6. Ăn vặt quá nhiều
Các loại thực phẩm như bánh ngọt, bánh snack và các loại đồ ăn vặt khác thường chứa rất nhiều đường và tinh bột đơn giản. Các thành phần này nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.
Lượng đường trong máu tăng lên do tinh bột đơn giản sau đó lại giảm mạnh gây ra mệt mỏi trong cả ngày dài. Các nhà khoa học khuyên bạn cần giữ lượng đường trong máu ổn định bằng việc ăn những món giàu protein hay các loại hạt, ngũ cốc nguyên và trái cây.
7. Thiếu sắt
Hiện tượng thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy chậm chạp, dễ bị kích thích, cơ thể yếu và không thể tập trung. Chứng thiếu sắt làm cho bạn mệt mỏi vì khiến cho lượng oxy đi đến các cơ bắp và các tế bào bị sụt giảm.
Tăng cường lượng sắt để giảm nguy cơ thiếu máu, mệt mỏi bằng các bổ sung thịt bò, trứng, các loại rau lá màu xanh đậm, các loại hạt và bơ đậu phộng. Bạn cũng cần dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin C vìvitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ sắt.
Ảnh minh họa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét